Trên tay DJI Mini 3 – Flycam dành cho người mới bắt đầu và cả content creator

10 min read

Mọi người trong lĩnh vực content creator chắc chắn cũng đã có lần tiếp xúc với flycam bằng nhiều cách. Có thể là ngắm nghía qua để phục vụ cho công việc và không biết lựa chọn như nào ? Mình cũng như vậy, và có nhiều nỗi lo lắng như dùng như thế nào, chất lượng hình ảnh ra sao và cái quan trọng nhất là cách thức sử dụng và điều khiển. DJI Mini 3 đã giúp mình giải quyết 1 phần nào nỗi lo đó. Cùng mình trên tay sản phẩm DJI Mini 3 từ 1 người lần đầu đụng đến flycam như mình nhé.

DJI Mini 3

Thứ nhất là về thiết kế, flycam DJI Mini 3 được hoàn thiện hoàn toàn từ nhựa, có thân hình thật sự rất nhỏ gọn và trọng lượng rất nhẹ – chỉ 249 Gram. Với thiết kế gọn nhẹ như vậy thì việc mang theo chiếc flycam này là điều cực kì dễ dàng cho mọi người có nhu cầu làm công việc sáng tạo nội dung. Ngoài ra, theo mình tìm hiểu thì 249 Gram – nghĩa là chiếc flycam này nhẹ hơn 250 Gram, điều đó đồng nghĩa với việc bạn có thể bay rất thoải mái ở nước ngoài (1 số quốc gia người dùng có thể bay các máy bay không người lái dưới 250g trong phạm vi tuân thủ khu vực, không cần đăng ký hoặc kiểm tra). Và khi trên tay DJI Mini 3 lần đầu, mình cũng bất ngờ với sự gọn nhẹ của em nó mang lại

Về phần tay cầm của DJI Mini 3, chúng ta sẽ được trang bị vị trí nút và tổng quan thiết kế mang lại cảm giác cầm nắm cực kì thoải mái. Phần mặt sau được hoàn thiện như 1 mặt da mang lại 1 cảm giác cực kì thân thiện, tuy nhiên, cũng không thể bỏ qua được việc bề mặt này sẽ rất dễ bị bẩn nếu bạn không chú ý giữ gìn. Chúng ta sẽ có được 1 chiếc màn hình rất lớn với khả năng hiển thị tốt những thông số và hình ảnh thu được từ chiếc camera trên flycam.

DJI Mini 3

Bên trên sẽ là Joystick để các bạn thao tác bay lượng, nút nguồn, chuyển chế độ bay được đặt ở giữa. Phần cạnh bên trên sẽ là nơi đặt nút quay phim nhanh, chụp hình nhanh, con lăn để chỉnh góc camera và con lăn để zoom in out. Phía sau cũng có 2 nút để bạn có thể custom lại hầu hết các thao tác cử chỉ trên joystick.

Vậy tại sao mình lại nói rằng DJI Mini 3 là sự lựa chọn cho bạn nếu bạn là người mới tham gia bộ môn bay lượn này? Mọi thao tác cử chỉ trên để điều khiển chiếc máy này cực kì dễ dàng. Và độ trễ khi bạn thao tác trên chiếc điều khiển cho đến khi chiếc flycam phản ứng, khiến bạn dễ có cảm giác và không bị hụt hẫn khi điều khiển chiếc flycam này. Điều thứ 2 là những thao tác có sẵn, bạn sẽ rất dễ dạng để hạ cánh và cất cánh chỉ với 1 nút bấm. Có thể lần đầu đụng tới flycam bạn sẽ sợ mình bấm nó bay cao quá hoặc nhanh quá làm mình không thể phản ứng kịp thì với khả năng tự cất cánh và hạ cánh đã giải quyết được 1 phần cho bạn.

Bên cạnh đó, những thước phim ảo dịu cũng sẽ được tự động hoá hoàn toàn với 5 mode quay có sẵn. Mình đã dùng DJI Mini 3 để có thể quay được toàn cảnh nóc nhà mình mặc dùng đây là lần đầu mình quay và chưa hề thành thạo 1 xíu nào về việc điều khiển chiếc máy bay này. Thành quả bạn có thể tham khảo video sau đây.

Về chất lượng quay phim của DJI Mini 3 thì sao ? Với bản thân mình thì chất lượng cho ra chấp nhận được. Được trang bị trong mình chiếc camera có độ phân giải 12mp, DJI Mini 3 có khả năng quay được video có độ phân giải 4k/30fps, 2k5/60fps và thấp hơn. Video cho ra mình đánh giá tương đồng với việc bạn quay video trên 1 số thiết bị di động khác như smartphone. Tuy nhiên bạn có thể hậu kì lại 1 xíu thì sẽ lung linh hơn rất nhiều và source gốc từ DJI Mini 3 cũng khá là chất lượng để bạn tinh chỉnh sâu.

Đây là video cho thấy được chất lượng quay video từ DJI Mini 3 (Đã hậu kì)
Đây là video cho thấy được chất lượng video quay từ DJI Mini 3 (chưa qua hậu kì)

Về khả năng bay trên DJI Mini 3, mình không chắc về độ cao mình đã bay, tuy nhiên để thấy được toàn cảnh rộng như vậy thì chắc là khá cao (mình cũng cầm flycam lần đầu nên chưa có kinh nghiệm lắm) và cũng chắc là càng lên cao, càng thoáng thì gió khá to. Nhưng việc điều khiển chiếc flycam này hoàn toàn không gặp khó khăn 1 chút nào, và với camera được trang bị gimbal thì khả năng chống rung cho chiếc video thành phẩm là cực tốt.

Thời lượng Pin của flycam nói chung thì mình không rõ bao nhiêu là ổn. Tuy nhiên với đâu đó 30 phút bay+quay cho 1 lần sạc đầy thì mình vẫn thoải mái cho ra được những thành phẩm ưng ý, nhưng để thoả mãn cảm giác phê pha khi bay lượng thì mình nên có pin dự phòng. Chiếc flycam DJI Mini 3 hoàn toàn có thể thay thế PIN nhanh, và bạn cũng có thể mua PIN có dung lượng cao hơn chính chủ của DJI để có thể bay lâu hơn (theo nhà sản xuất là 50 phút bay cho 1 lần sạc đầy). Thời gian làm đầy viên pin bay loanh quanh 30 phút là 40 phút (với cục sạc nhanh 33w của xiaomi, và mình cũng không có thông tin cụ thể về công suất nhận sạc của chiếc flycam này).

DJI Mini 3

Điều đáng tiếc trên DJI Mini 3 là em nó không được trang bị nhiều cảm biến an toàn. Chiếc máy bay không người lái này chỉ mang trong mình duy cảm biến tránh vật cản ở phía dưới thân. Tuy nhiên, em nó vẫn có tính năng quay tự quay về vị trí cũ. Với 1 người không có kinh nghiệm bay flycam, khi flycam bay lên cao thì hầu như mình không định hình được chiếc flycam đang ở vị trí nào, tuy nhiên, mình vẫn an tâm bay thoả thích và chỉ cần gọi flycam quay về là nó sẽ tự quay về mà không cần phải điều khiển để tìm kiếm đường về.

DJI Mini 3

Thêm một điểm giúp bạn hoàn toàn an tâm khi bay Flycam của DJI là DJI đã có Trung tâm bảo hành ủy quyền và độc quyền tại Việt Nam do Công ty TNHH Khoa học công nghệ Roboboss là nhà quản lý và điều hành. có thể gắn link cho chữ Trung tâm bảo hành về web này https://djiascvietnam.vn/

Và đây là bài trên tay DJI Mini 3 từ 1 người lần đầu trải nghiệm Flycam. Với những gì DJI Mini 3 hỗ trợ và cho ra thành quả thì đây chính là chiếc flycam đáng mua để bạn khởi đầu cho việc tham gia bộ môn bay lượn này.

Bạn có thể thích bài này

+ There are no comments

Add yours